Tủ chữa cháy là một trong những thiết bị không thể thiếu trong hệ thống PCCC tại các công trình, văn phòng, tòa nhà chung cư, trường học… Tủ là nơi bảo quản các thiết bị cứu hỏa như van góc, lăng phun chữa cháy, cuộn vòi chữa cháy,… Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu về tủ phòng cháy chữa cháy được lắp đặt như thế nào?

Tủ hộp chữa cháy là gì?
Tủ chữa cháy hay còn gọi là tủ phòng cháy nằm trong nhóm thiết bị được sử dụng trong hệ thống chữa cháy, vách tường sử dụng để lưu trữ, chứa, cất và bảo quản những đồ vật, phương tiện, phòng cháy chữa cháy khác, chuyên sử dụng cho bảo vệ an toàn phòng cháy chữa cháy.
Tủ chữa cháy sản xuất bằng chất liệu sắt tráng kẽm, tôn tráng kẽm hoặc inox hay thép chống rỉ. Bên ngoài tủ được phủ thêm lớp sơn màu đỏ đảm bảo độ độ thích nghi và độ bền với các điều kiện môi trường khác nhau. Tủ được thiết kế không ngăn hoặc có ngăn, bên ngoài là cửa kính để có thể quan sát các thiết bị có bên trong tủ.
Cấu tạo chung của tủ phòng cháy chữa cháy
Trên thực tế có rất nhiều loại tủ chữa cháy như tủ không có ngăn, tủ có ngăn, tủ được chia ngăn dọc và tủ được chia ngăn ngang… Tùy vào nơi đặt và mục đích sử dụng mà người thiết kế, thi công sẽ chọn lựa sao cho phù hợp. Tuy là có nhiều loại khác nhau như thế, nhưng về cấu tạo thì nó vẫn phải đáp ứng đủ các yếu tố chung sau đây.
Cấu tạo cơ bản
– Vỏ tủ chữa cháy bao gồm:đinh tán chốt, cánh tủ bằng kính, khung tăng cường giúp tủ chắc và cứng hơn.
– Cánh cửa tủ được lắp phù hợp với việc đóng mở mang đến cho khách hàng cảm nhận thuận tiện nhất để có thể thể nhấc được các vật dụng chữa cháy ra khỏi bản lề trong những trường hợp khẩn cấp.
– Thường các mẫu tủ ngoài trời sẽ kèm theo mái che và chân đế giúp tùy ý điều chỉnh theo yêu cầu sử dụng của từng khách hàng.

Chất liệu tạo ra vỏ tủ chữa cháy.
– Vỏ tủ chữa cháy thường được sản xuất từ chất liệu sắt, nhôm, tôn, thép. Nhưng chủ yếu là tôn và sắt được sử dụng phổ thông tại Việt Nam.
– Tủ thường được quy định sơn chủ yếu là màu đỏ hoặc màu cam cam và chữ in màu trắng trên mặt kính.
– Tủ thường đựng vật dụng cứu hỏa có trọng lượng nhẹ. Thiết bị có thể được thiết kế đặt trệt dưới đất hoặc gắn trên tường. Khu vực đặt vỏ tủ cần thông thoáng, dễ dàng quan sát, dễ dàng lấy sử dụng.
Tiêu chuẩn theo quy định.
– Vật liệu: Thép không gỉ (inox) hoặc tôn đen được sơn tĩnh điện.
– Kích thước chiều cao của tủ: 200÷2200 mm.
– Kích thước chiều rộng của tủ : từ 200mm trở lên.
– Kích thước chiều sâu của tủ : 150÷1000 mm.
– Độ dày vật liệu của tủ: 0.6mm, 1.0mm, 1.2mm, 1.5mm và 2.0mm.
– Màu thông dụng: Đỏ, kem nhăn, cam hoặc cũng có thể là màu của vật liệu.
Nhiệm vụ của tủ chữa cháy.
– Vỏ tủ chữa cháy được lắp đặt để bảo vệ các thiết bị điện.
– Bảo vệ bình cứu hỏa khỏi các hư hỏng do tai nạn như rơi vỡ, va đập,…
– Cảnh báo mọi người không tới gần và tự ý sử dụng bình cứu hỏa khi không cần thiết.
– Dễ dàng xác định vị trí và tiếp cận bình cứu hỏa cùng các vật dụng chữa cháy thông dụng khi có xảy ra hỏa hoạn.
– Một số tủ có thể khóa cửa để ngăn ngừa trộm cắp.
– Được lắp đặt thêm hệ thống tự động báo cháy nhằm tăng cường an ninh.
– Ngăn chặn các yếu tố bên ngoài làm ảnh hưởng trực tiếp tới các vật dụng phòng chống cháy nổ bên trong.
– Đa dạng về mẫu mã và kích cỡ phù hợp với nhiều loại hình bình cứu hỏa của các khu vực đặt khác nhau..
Các dòng tủ chữa cháy thông dụng.
Mỗi vị trí, mỗi công trình, mỗi nhu cầu khác nhau thì được lắp đặt một loại tủ khác nhau. Việc trang bị và lắp đặt lại tủ chữa cháy nào sẽ phụ thuộc vào tiêu chuẩn PCCC.

Tủ chữa cháy vách tường
Loại tủ chữa cháy vách tường được trang bị tại các chung cư, các hầm chứa xe, tòa nhà, … Tủ chữa cháy vách tường thường dùng đựng các thiết bị chữa cháy cần thiết dùng trong trường hợp khẩn cấp cho môi trường nó có mặt. Trong tủ được trang bị một vòi chữa cháy, một họng nước chữa, lăng phun, , có thể có đèn pin, van mở nước, rìu PCCC. Tủ được treo trên tường độ cao so với mặt đất khoảng 1m. Khi có cháy xảy ra, công dân sinh sống trong khu vực sẽ mở tủ chữa cháy, lắp ráp vòi chữa cháy để dập tắt đám cháy một cách nhanh nhất có thể.
Tủ chữa cháy ngoài trời
Đây là loại tủ cứu hỏa của hệ thống thiết bị PCCC. Được thiết kế 4 chân để tiện đặt tại các vị trí ngoài trời. Tủ đựng các thiết bị chữa cháy cơ bản như vòi, bình chữa cháy các loại, lăng phun chữa cháy các loại. Tủ được sử dụng sơn cao cấp chống oxy hóa có thể chịu được nhiệt độ cao ngoài trời và các hư hỏng do trực tiếp tiếp xúc với mưa, nắng, và thời tiết xấu. Tủ chữa cháy ngoài trời có thể sử dụng ốc vít bắt chết tủ cố định tại một nơi, tránh bị di chuyển. Các tủ chữa cháy ngoài trời thường được bố trí tại các vị trí dễ quan sát từ xa và ở gần các nhà kho, xưởng độc lập tách rời với khu trung tâm.
Tủ chữa cháy âm tường
Tủ chữa cháy âm tường có tính năng và công dụng tương tự như tủ vách tường trong nhà. Sự khác biệt chính là được lắp đặt đặt âm vào trong tường. Việc thiết kế âm tường sẽ giúp tiết kiệm không gian cho những hành lang chật hẹp nhưng vẫn cần bố trí thiết bị chữa cháy. Nơi đặt tủ báo cháy âm tường thường được bố trí đèn báo động, thêm nút nhấn báo cháy tại vị trí gần đó để tiện nhận biết khi cần thiết bị chữa cháy.
Hướng dẫn cho việc lắp đặt tủ chữa cháy
Sau khi cố định tủ lên tường, vì phải đưa ống cấp nước vào trong cho nên việc lắp đặt tủ chữa cháy phụ thuộc vào sự linh hoạt trong mỗi trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, bạn có thể hình dung quá trình lắp đặt tủ chữa cháy qua một vài bước sau:
♦ Trường hợp đặt tủ thẳng đứng: ở phía dưới và hai bên hông tủ có 3 vết chìm hình vòng tròn đã được cắt hờ từ trước. Tùy theo hướng đi của ống cấp nước và vị trí tủ bạn sẽ đập thủng một lỗ tròn tương ứng.
♦ Luồn đường ống cấp nước vào bên trong tại vị trí khoảng miệng ống nằm góc 1/3.
♦ Bắt vít cố định tủ chữa cháy lên tường.
♦ Lắp đặt van góc tại miệng ống cấp nước.
♦ Đặt các thiết bị cần thiết vào trong tủ chữa cháy và đóng cửa lại.
Trên đây là một vài thông tin nhằm giải thích tủ phòng cháy chữa cháy được lắp đặt như thế nào mà VCC Lâm Đồng muốn gửi tới bạn. Hy vọng bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về một số loại tủ chữa cháy thông dụng và các thông tin liên quan tới tủ chữa cháy.